Sau một thời gian tích lũy và đầu tư Tikop. Nay mình viết lại một cách tổng quan để chia sẻ kinh nghiệm đầu tư Tikop, tích lũy trong ứng dụng Tikop. Một ứng dụng Fintech hướng dẫn người dùng có thói quen về đầu tư tích cóp trong tài chính.
Nội dung bài viết
Sơ đồ tổng quát các tính năng của ứng dụng Tikop:

Xác thực tài khoản
Mục đích của việc xác thực tài khoản và khai báo tài khoản ngân hàng nhận tiền là để đảm bảo rút tiền thành công sau này.
Khi tiến hành rút tiền từ các gói tích lũy không kỳ hạn, hoặc có kỳ hạn, hoặc bán các gói đầu tư để thu tiền, đều cần phải xác thực tài khoản hoàn thành.
Nếu tài khoản chưa xác thực thành công, thì không thể rút tiền.
Nếu chưa khai báo tài khoản ngân hàng thì cũng không thể rút tiền về tài khoản ngân hàng được.
Vấn đề có thể xảy ra trong phần này:
- Xác thực không thành công do chụp ảnh chứng minh nhân dân không đầy đủ, bị thiếu.
- Tài khoản ngân hàng không thành công, do thông tin chủ thẻ là thông tin khai báo không khớp nhau.
Mã giới thiệu
Mục đích của việc Nhập mã giới thiệu là bạn được tặng 10.000 đồng khi tiến hành chuyển tiền tích lũy. Đây có thể xem là một chương trình Marketing của Tikop để gia tăng số lượng khách hàng.
Thay vì phải trả tiền để chạy quảng cáo trên Google, Facebook và các nền tảng khác để có được 01 khách hàng, thì Tikop sẽ trả cho người dùng giới thiệu.
Ngoài ra, bạn không nhập thì cũng không ảnh hưởng gì cả.
Đến đây, cơ bản nhà đầu tư mới đã hoàn thành, có thể tiền tới để tích lũy hoặc đầu tư rồi. Nhưng chọn cái nào đâu, dựa trên kinh nghiệm sử dụng và trải nghiệm, mình có lời khuyên là nên Tích cóp trước, rồi hãy đầu tư sau.
Lý do rất đơn giản, không nên mất tiền khi chúng ta chưa hiểu biết kiến thức cơ bản và cách ứng dụng này nó hoạt động như thế nào.
Chuyển tiền để Tích cóp
Nhà đầu tư mới, lần đầu tiên sử dụng ứng dụng, nên tiến hành chuyển tiền vào Tikop trước, để làm quen với cách ứng dụng này nó hoạt động như thế nào? Thông qua việc này, nhà đầu tư phải làm quen và thực hành các thao tác như sau.
1./Nhà đầu tư phải hoàn thành một quy trình khép kín Tạo lệnh Nạp tiền vào Tikop->Chuyển tiền Tikop->Rút tiền từ Tikop về tài khoản ngân hàng.
Để đảm bảo quá trình ở trên diễn ra suôn sẽ không gặp một trở ngại nào. Khi có việc gấp, chúng ta không gặp khó khăn. Đồng thời còn chứng minh công việc xác thực và khai báo tài khoản ngân hàng bước trên đã chính xác.
2./Học cách phân biệt và lựa chọn tình huống, khi nào nên sử dụng gói Tích lũy không kỳ hạn hoặc Gói Tích lũy có kỳ hạn. Nó ảnh hưởng như thế nào khi chúng ta rút tiền sớm? và khi chúng ta cần tiền gấp? Nó tác động đến tiền lãi mà chúng ta sẽ nhận được
3./Cách tạo 01 lệnh Tikop và thực hiện chuyển tiền thực hiện như thế nào? Việc này có 02 việc nhỏ cần lưu ý.
- Khi chuyển tiền vào tài khoản mà Tikop cung cấp, tuyệt đối chính xác nội dung chuyển khoản và số tài khoản mà Tikop cung cấp. Nếu sai sót, nhà đầu tư sẽ gặp một ít rắc rối nhẹ, chắc hẳn là không ai muốn.
- Khi chuyển tiền, đề xuất dùng các ngân hàng chuyển khoản miễn phí như ví điện tử Timo, Viettelpay, TPBank hoặc các ngân hàng miễn phí chuyển khác. Để tối ưu hóa lợi nhuận tích cóp và đầu tư.
4./Phương pháp mà Tikop tính lãi tích lũy như thế nào? Có đúng như họ đã thông báo về lãi suất? Nhà đầu tư có thể tính bằng tay lại theo các thông số mà họ cung cấp
5./Thao tác rút tiền từ các gói Tích lũy của Tikop như thế nào? Mục đích sau này có việc gấp nhà đầu tư thực hiện cho nhanh chóng
6./Thời gian rút tiền từ lúc đặt lệnh rút trên ứng dụng đầu tư Tikop đến lúc tiền về tài khoản ngân hàng là bao lâu. Điều này rất quan trọng với nhà đầu tư, trong những lúc chúng ta đang cần tiền gấp, và thời gian thì vô cùng quý báu. Thực tế là rất nhanh chóng, trong vòng 30 giây là tiền về tài khoản ngân hàng rồi.
7./Các loại phí mà Tikop thu hàng tháng hiện này như thế nào? Chúng ta đều biết để một doanh nghiệp tồn tại, họ cần có doanh thu đề bù đắp với các chi phí vận hành và phát triển sản phẩm?
Đầu tư Tikop như thế nào?
Sau quá trình làm quen với các thao tác của việc gửi Tích lũy không kỳ hạn, thì nhà đầu tư đã làm quen với khá nhiều thao tác khi sử dụng ứng dụng đầu tư Tikop. Bước tiếp theo sẽ tiến hành làm quen với đầu tư một số tiền nhỏ.
Trải nghiệm đầu tư Tikop
Vì đầu tư lần đầu tiên, nên chúng sẽ bỏ ra một khoản tiền tối thiếu + thời gian để học hỏi. Khi thị trường chứng khoán biến động, sẽ tác động đến các quỹ mở, bởi vì Quỹ mở đầu tư phần lớn là đầu tư vào các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán.
Thị trường chứng khoán biến đông, làm cho giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, điều đó tác động đến NAV của các Quỹ, tác động đến giá các ETF. Mỗi quỹ chiếm một tỷ lệ trong các gói, từ đó nó sẽ làm cho Gói đầu tư của bạn tăng hoặc giảm. Đó là nguyên lý làm cho tiền bạn lời hoặc lỗ
Trên quan điểm của cá nhân mình, mình khuyến khích chỉ đầu tư 50.000 đồng vào gói Mạo hiểm của Tikop, thời gian theo dõi là 01 tháng. Chúng ta cùng nhau phân tích xem, gói Mạo hiểm khi đầu tư Tikop chứa cái gì trong đó nhé.

Tính sơ qua thì có 16% là gần như phân bổ và Trái phiếu, và còn lại 84% là phân bổ vào các cổ phiếu, đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
Mỗi Gói đầu tư Tikop, chứa bên trong là các Quỹ gồm quỹ trái phiếu, quỹ cổ phiếu, quỹ cân bằng hoặc quỹ ETF. Mỗi quỹ chiếm một tỷ lệ trong các gói, quỹ nào chiếm tỷ lệ % lớn thì nó càng trọng yếu hơn.
Khi tìm hiểu hiểu về Quỹ mở, nhà đầu tư phải tự tìm hiểu quỹ mở, đầu tư vào những nhóm nghành nào (Ngân hàng, bất động sản, dịch vụ…..). Ví dụ danh mục của DCDS

Mỗi nhóm nghành đó, quỹ đang đầu tư cụ thể vào danh sách các cổ phiếu của những Công ty nào. Khi nền kinh tế phát triển, Công ty phát triển thì giá cổ phiếu trong dài hạn sẽ tăng, từ đó làm cho NAV của Quỹ tăng, và giúp cho khoản đầu tư Nhà đầu tư có lãi. Vi dụ CP mà DCDS đầu tư.

Tìm hiểu các chứng chỉ quỹ, ETF mà bạn mua. Phí mua của từng loại Quỹ được tính như thế nào? Bao nhiêu %? Phí mua là khoản chi phí, nó tác động làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Ví dụ phí mua bán của DCDS được thể hiện ở hình sau.

Tìm hiểu các chứng chỉ quỹ, ETF mà bạn mua. Phí mua của từng loại Quỹ được tính như thế nào? Bao nhiêu %? Phí mua là khoản chi phí, nó tác động làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Ví dụ phí mua bán của DCDS
Leave a Comment