Chứng khoán là một lĩnh vực tài chính đặc thù với rất nhiều thuật ngữ. Để nhanh chóng nắm bắt thị trường và đọc hiểu các tài liệu, nhà đầu tư cần nắm rõ các thuật ngữ trong chứng khoán sau đây:
1.Chứng khoán:
Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ … Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
2.Cổ phiếu:
Là chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với phần vốn do doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán phát hành.
3.Cổ phần:
Là đơn vị vốn của doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu.
4.Cổ tức:
+ Là khoản lãi mà cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ công ty cổ phần mà mình sở hữu cổ phiếu (tùy theo số lượng cổ phiếu nắm giữ). Cổ tức chia hằng năm cho các cổ đông thường có thể được chia bằng cổ phiếu hoặc bằng tiền.
+ Sau đây, là hình ảnh lịch sử chia cổ tức của Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

5.Cổ đông:
Là những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phiếu của một công ty cổ phần. Cổ đông cũng là người sở hữu công ty nên các quyền lợi và trách nhiệm của họ cũng gắn liền với hoạt động kinh doanh của công ty.
6.Cổ phiếu Blue Chip:
Trong thị trường chứng khoán dùng để ám chỉ cổ phiếu của các công ty lớn, dẫn đầu thị trường và có nền tài chính tốt ổn định trong nhiều năm.
Đa phần nó đều thuộc danh mục của VN30. Ví dụ như HPG, FPT, VNM, VIC và nhiều cổ phiếu khác.
7.Trái phiếu:
Là loại chứng khoán doanh nghiệp phát hành ra thị trường như một khoản nợ với thời hạn trả vốn lẫn lãi được quy định cụ thể.
8.Trái phiếu chuyển đổi:
Là trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông vào một thời điểm trong tương lai đã được xác định trước.
9.Chứng chỉ quỹ:
Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần vốn của nhà đầu tư đối với 1 quỹ hoặc một tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Ví dụ cụ thể là Quỹ mở Dragon Capital, có phân phối các chứng chỉ quỹ như DCDS thuộc Quỹ cân bằng, DCBC thuộc Quỹ tăng trưởng và DCBF thuộc quỹ Trái phiếu.

10.Chứng khoán phái sinh:
Là một sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của một đối tượng có thể là giá thực phẩm, kim loại, năng lượng, thời tiết, cổ phiếu, chỉ số, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, v.v…. Nếu giá đối tượng thay đổi tăng giảm đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có lời.
11.Chứng quyền:
Là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
12.Thanh khoản:
Chỉ mức độ dễ dàng mua bán tài sản đó trên thị trường. Thông thường việc mua sẽ dễ dàng hơn bán nên khi nhắc đến tính thanh khoản của chứng khoán thường là nhắc đến tính dễ dàng bán đi.
Nếu chúng ta mua chứng khoán có trong tài khoản, nhưng không có tính thanh khoản, thì nhà đầu tư không thể bán đi. Điều này cũng là điều cân nhắc khi lựa chọn cổ phiếu để mua.
13.Margin:
Là hành động nhà đầu tư vay tiền công ty chứng khoán để đầu tư.
Ví dụ, nhà đầu có giá trị cổ phiếu HPG là 10tr, nhà đầu tư có thể vay thêm 5 triệu với tài sản thế chấp là cổ phiếu HPG, để mua thêm cổ phiếu khi thị trường tốt.
Hiện nay, các sàn chứng khoán đều cung cấp một tỷ lệ Margin cho từng cổ phiếu, với mức lãi suất lên tới 12-15%/ năm. Nên hãy cân nhắc, khi sử dụng margin để tránh bị call margin khi thị trường downtrend.
14.Call margin:
Là thuật ngữ được công ty chứng khoán sử dụng để thông báo đến nhà đầu tư rằng giá chứng khoán đang giảm gần đến ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo khoản vay margin. Lúc này công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư bán chứng khoán hoặc đầu tư thêm tiền để tỷ lệ vay quay trở lại ngưỡng an toàn.
15.Khối lượng giao dich:
Khối lượng giao dịch (volume) là số lượng đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, thường sẽ mặc định là một ngày.
16.IPO (viết tắt theo tiếng Anh: Initial Public Offering):
Là thuật ngữ chỉ việc lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán của một công ty cổ phần đại chúng. Sau khi IPO, công ty cổ phần đại chúng sẽ được hưởng quyền lợi huy động vốn từ thị trường chứng khoán cùng với trách nhiệm phải công khai minh bạch giá trị sổ sách, kế toán, báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh theo từng quý và năm.
17.Giá trị vốn hóa thị trường (hay vốn hóa thị trường):
+Là chỉ số thể hiện quy mô của một doanh nghiệp. Giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp được tính bằng: Giá trị hiện tại của cổ phiếu*Lượng cổ phiếu đang lưu thông.
+ Ví dụ: như cổ phiếu Vingroup (Mã VIC) vào ngày 25/05/2021 có giá tham chiếu là 122.100 VNĐ. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là: 3.382.430.590. + Như vậy giá trị vốn hóa thị trường của VIC là: 121.100 x 3.382.430.590 = 412.994.775.039.000. (Khoảng 412.994 tỷ)
+ Giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp tăng hay giảm theo giá cổ phiếu tùy thời điểm khác nhau. Giá cổ phiếu có thể không phản ánh chính xác hoàn toàn hoạt động kinh doanh hay giá trị thực sự của doanh nghiệp đó mà còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường, tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu
18.Danh mục đầu tư (Portfolio Investment):
Là một danh sách tổng hợp các sản phẩm chứng khoán khác nhau với mục đích định hướng đạt được mục tiêu tài chính của nhà đầu tư.
Leave a Comment